Categories
Sức khỏe

Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh lý gì, có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới rốn là bệnh thường thấy ở cả nam và nữ. Tuy vậy nhiều bệnh nhân khá chủ quan bỏ qua hiện tượng này mà không biết đây là những dấu hiệu cơ bản của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của các bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này.

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Bị đau bụng dưới rốn chính là biểu hiện dễ nhận biết của rối loạn tiêu hóa. Người mắc bệnh thường xuyên phải chịu các cơn đau âm ỉ, thậm chí các cơn đau quặn kèm các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…

Với những bệnh nhân có dấu hiệu đi táo hoặc có phân đọng trong trực tràng thường sẽ xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, nhất là đau thắt vùng bụng dưới.

Hội chứng ruột kích thích

Những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa giai đoạn mãn tính sẽ thường xuất hiện các cơn đau dưới rốn triền miên. Người bệnh se có triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí táo bón kéo dài. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Đau bụng dưới rốn

Viêm ruột thừa

Tình trạng đau bụng dưới rốn có thể chính là báo hiệu của bệnh viêm ruột thừa bạn không nên chủ quan. Biểu hiện thường thấy là tình trạng đau âm ỉ quanh rốn rồi chuyển sang đau bên bụng. Các biểu hiện bệnh thường rất giống với bệnh đau dạ dày nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Khi có triệu chứng đau âm ỉ vùng quanh rốn kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang

Những người mắc chứng viêm bàng quang cũng sẽ  thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ dưới rốn. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần, đau vùng bụng dưới, khi đi tiểu nước tiểu sẽ có màu đục thậm chí có trường đái ra máu.

Sỏi tiết niệu

Ngoài các bệnh trên, đau bụng dưới rốn cũng biểu hiện của bệnh sỏi tiết niệu. Người bệnh khi mắc bệnh này thường sẽ bị đau dữ dội ở khu vùng thắt lưng sau đó lan nhanh tới khu vực hạ vị, bẹn và cơ quan sinh dục. Khi cơ thể xuất hiện tình trạng này người bệnh cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Trên đây là những bệnh thường gặp khi có dấu hiệu đau bụng dưới rốn. Những bệnh trên chỉ dựa theo phán đoán qua triệu chứng, để có kết luận bệnh chính xác nhất, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Categories
Ẩm thực

Cách làm khoai lang chiên bột năng khiến mọi người mê tít

Khoai lang chiên bột năng là món ăn vặt không còn lạ lẫm với mỗi chúng ta, đặc biệt là chị em phụ nữ. Món ăn này vừa ngon, đậm vị, giòn tan và đặc biệt khi chấm với tương ớt thì ngon tuyệt.

Khoai lang chiên

Làm thế nào để có được món khoai lang chiên bột năng ngon và giòn như ngoài hàng. Chỉ với những cách thực hiện đơn giản, bạn có thể áp dụng và có được thành phẩm như mong đợi.

Hãy tham khảo cách làm khoai lang chiên bột năng đơn giản dưới đây và chuẩn bị ngay cho cuối tuần của gia đình nhà bạn thêm hấp dẫn.

Nguyên liệu cho món khoai lang chiên

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 500gam khoai lang
  • 20gam bột năng
  • 3 thìa đường
  • 100ml nước cốt dừa
  • 10gam bột chiên giòn
  • Dầu ăn
  • Tương ớt

Cách làm khoai lang chiên bột năng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khoai lang được chọn những củ không sâu, không thối. Khi về bạn rửa sạch và đem luộc Khoai lang chín được bóc vỏ ngoài sau đó bạn cắt thành từng miếng vừa vặn tiếp theo bạn cho vào tán nhuyễn, bạn có thể sử dụng thìa tán nhuyễn.

Khoai lang sau khi tán nhuyễn được trộn với đường, nước cốt dừa giúp cho hỗn hợp khoai lang được thơm. Sử dụng bao tay nhào khoai lang thật cẩn thận và mịn cùng với bột năng.

Hỗn hợp khoai lang sau khi được nhào xong bạn năn nê khoai lang và cắt thành từng miếng nhỏ vừa vặn để dễ chiên hơn.

Phần bột năng còn thừa bạn cho từng miếng khoai lang lên lăn qua lại, chỉ cần dính một chút bột năng là được.

Tiếp theo bạn pha bột chiên giòn, 1 thìa bột chiên giòn với 2 thìa nước, pha với độ loãng sau đó bạn nhúng từng miếng khoai lang vào bột chiên giòn.

Bước 2: Thực hiện chiên khoai lang

Chiên khoai

Đặt chảo lên bếp, bạn thực hiện đặt chảo to, cho dầu ăn vào chảo đun nóng. Lượng dầu ăn phải đảm bảo ngập khoai lang.

Bạn cho từng miếng khoai lang đã nhúng qua bột chiên giòn cho vào chiên sau đó bạn thực hiện chiên cho tới khi từng miếng khoai lang chín vàng giòn thì bạn cho ra ngoài.

Nên chuẩn bị giấy thấm dầu để giúp cho khoai lang loại bỏ bớt dầu mỡ để khi ăn không bị ngấy.

Sau khi có khoai lang chiên thơm ngon giòn rụm thì bạn nên chuẩn bị bát nước tương ngay. Ăn khoai lang với nước tương sẽ giúp bạn thấy ngon và đậm vị hơn rất nhiều.

Từng miếng khoai lang chiên bột năng thơm ngon, giòn tan được chấm với nước tương vừa cay, vừa thơm và không ngán, bạn có thể ăn hoài mà không thấy chán.

Với cách làm khoai lang chiên bột năng này, bạn nên dành thời gian thi thoảng chuẩn bị cho các bé ở nhà, chắc chắn các bé sẽ không bao giờ chê món này của mẹ.

Theo Cook béo: https://cookbeo.com/cach-lam-khoai-lang-chien

Categories
Ẩm thực

Học cách làm món lẩu canh chua dùng mãi chẳng chán

Khi mùa đông đến mà có nồi lẩu chua chua cay cay thì còn gì thích hơn. Tham khảo cách làm món lẩu canh chua cho cả gia đình cùng quây quần bên nhau này nhé.

Những nguyên liệu làm món lẩu canh chua

  • – Món lẩu canh chua sẽ chẳng thể thiếu được thành phần chính là cá tươi. Bạn nên chọn mua những con cá trắm có thịt ngọt và chắc. Dựa vào số lượng thành viên mà bạn nên cân nhắc trong việc mua với số lượng bao nhiêu cho phù hợp nhé.
  • Cà chua, me, ớt cay
  • Một số loại rau đi kèm và cả rau thơm tùy sở thích.
nguyên liệu làm món lẩu canh chua

Chế biến món lẩu canh chua

Sơ chế cá tươi

Việc chọn mua cá trắm tươi cũng chính là khâu quan trọng đầu tiên góp phần làm nên được một nồi lẩu canh chua ngon ngon đấy. Sau khi đưa cá về, bạn cần phải đánh sạch vảy cá, mổ lấy ruột cá ra và rửa sạch sẽ, tiến hành cắt cá thành từng khứa, chỉ cần độ dày của vết khứa là 1 – 1.5cm. Chẳng may bạn khứa lớn quá, cá sẽ lâu chín và khiến cho rau bị nhừ, vì thế độ ngọt tự nhiên của cá cũng sẽ mất đi, sự tươi ngon của món ăn cũng chẳng hấp dẫn người dùng nữa.

Làm nước dùng

Bên cạnh việc chọn cá ngon thì nước dùng cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của một nồi lẩu. Với món lẩu canh chua thì bạn cần chú ý đến cách làm nước dùng:

– Bạn cho dầu vào trong chảo và sau đó đem phi cà chua lên cho thơm, tiếp đến cho nước sôi vào và bỏ me chua vào nhé. Nhưng cũng tùy thuộc vào khẩu vị của từng người mà bạn quyết định cho me vào nhiều hay ít nhé.

– Khi nước đã sôi bạn cần phải tiến hành nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người ăn. Tiếp theo để nước dùng thêm ngọt thì bạn nên cho đầu cá và xương cá đã lọc thịt vào nhé.

– Cho ớt vào để khử bớt mùi tanh.

lẩu canh chua
Món lẩu canh chua

Nếu muốn nồi lẩu canh chua của mình được đậm vị hơn thì bạn cũng nên thả vào ít lát ớt vào để tạo độ cay, ấm nóng cho mùa đông thêm đậm vị nhé. Ngoài ra, ớt tươi còn có thể giúp át hết mùi cá nữa đấy. Đến bước này, bạn chỉ cần bắc nồi lẩu ra và cho rau, cùng cá vào nhúng nữa thôi nhé.

Ngoài cá trắm bạn cũng có thể dùng cá lóc nếu muốn. Cá lóc ít xương, thịt chắc và thêm nên giá thành cũng cao hơn, thường được dùng để nấu canh chua cá lóc. Xem hướng dẫn nấu canh chua cá lóc vào những ngày nắng nóng sẽ rất hợp.

Đây chính là cách nấu món canh chua theo kiểu truyền thống, đơn giản nhưng rất được mọi người ưa chuộng. Đây cũng giống như kiểu ăn lẩu Thái, bạn có thể nấu nước dùng như cách trên và bỏ thêm vào trong nước này ít miếng gừng cắt lát, thêm ít sả đập dập và cho thêm ít sa tế vào để cho món lẩu càng thêm đậm đà và dậy mùi thơm hơn đấy.

Ăn lẩu canh chua thì hãy chuẩn bị thật nhiều rau và bún hay dùng cơm để ăn kèm với món ăn này nhé. Đảm bảo với cách này, món lẩu của bạn sẽ thật hấp dẫn đấy. Khi thời tiết se lạnh như thế này, chuẩn bị một nồi lẩu chua chua và cay cay thì còn gì vui hơn và thật vui hơn nữa khi xung quanh mình có người thân của mình đang thưởng thức món ăn do chính tay mình chế biến, vừa ăn vừa gật gù khen ngon.

Nguồn: https://cookbeo.com/